Chuyển đổi số trong giáo dục nhờ Blockchain và AI

Ứng dụng Blockchain và AI trong giáo dục là cơ hội để thay đổi cách thức giảng dạy, học tập và quản lý dữ liệu học sinh. Công nghệ không chỉ tối ưu hóa quá trình giảng dạy mà còn giúp các cơ sở giáo dục nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý.

Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục, mới đây, hơn 1000 sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia Tọa đàm “Blockchain và AI trong giáo dục và đào tạo giáo viên” do Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo phối hợp cùng nhà trường tổ chức.

Ứng dụng Blockchain và AI để xây dựng kế hoạch giảng dạy, làm video tái hiện kiến thức sinh động hay hỗ trợ giáo viên cá nhân hóa bài giảng, tự động hóa việc nghiên cứu và truy xuất thông tin nhanh hơn là những lợi ích mà công nghệ đang giúp sinh viên ngành sư phạm tối ưu hóa phương pháp giảng dạy, giảm tải công việc hành chính.

Ở chiều ngược lại, các nhà trường có thể ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính giáo dục, minh bạch học phí và các giao dịch giữa nhà trường và sinh viên, giúp tối ưu hóa quy trình vận hành của các tổ chức giáo dục. Ban tổ chức kì vọng, chương trình sẽ là bước đi cụ thể trong việc kết nối các đơn vị giáo dục, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào thực tiễn. Đây là bước tiến quan trọng hưởng ứng Quyết định 4268, giúp thúc đẩy đổi mới giáo dục trên nền tảng công nghệ số.

Ông Nhuyễn Đức Long - Giám đốc Chuyển đổi số Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo cho biết: "Theo yêu cầu hiện nay, tất cả các trường học khi tuyển dụng đều yêu cầu phải có các kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng bài giảng. Vì vậy, trang bị kỹ năng về AI sẽ giúp cho các bạn có nhiều cơ hội hơn".

Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn khi AI phát triển thiếu kiểm soát, bao gồm vi phạm quyền riêng tư, thao túng thông tin và suy giảm tư duy phản biện của người học. Khung pháp lý AI là cần thiết nhưng khó có thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ, do đó, các nguyên tắc đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sử dụng AI trong giáo dục để AI trở thành công cụ hỗ trợ hay vì thay thế con người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.