Cô gái trẻ thành công với nghệ thuật đính kết

Tăng Mỹ Linh, cô gái trẻ Hà thành mê nghệ thuật thủ công đính kết đã sở hữu các cửa hàng cùng lượng khách đông đảo trong khi vẫn còn là sinh viên đại học.

Ngay từ năm thứ 2 học đại học, cô gái trẻ Tăng Mỹ Linh đã say mê và tìm hiểu về nghệ thuật thủ công đính kết. Mặc dù đến năm 2022 Linh mới tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nhưng cô đã mở cửa hàng từ năm 2021.

Chỉ sau vài năm sáng tạo và kinh doanh, ngoài các sản phẩm được bán cho đông đảo khách hàng là người Hà Nội và các tỉnh thành, nhiều sản phẩm đính kết của Mỹ Linh đã được sử dụng cho các mẫu trình diễn thời trang của sàn Catwalk VietNam Future Runway và dự Chương trình Kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam "Vinh danh trí tuệ Bàn tay Vàng – Tự hào thương hiệu Việt Nam 2024", một số sản phẩm được ký độc quyền cho khách hàng.

Các sản phẩm đính kết thủ công cầu kỳ và tỉ mỉ được trưng bày tại cửa hàng của Tăng Mỹ Linh

Cửa hàng của Mỹ Linh tuy không nằm trên phố kinh doanh đông đúc nhưng vẫn luôn được khách hàng tìm đến tận nơi để trực tiếp mua và tham khảo ý kiến tư vấn của cô chủ trẻ tài năng. Bởi, mua một sản phẩm nghệ thuật thủ công không chỉ đơn thuần là mua một món hàng, mà còn là dịp để tìm hiểu thêm về những tác phẩm thủ công tinh xảo cũng như được biết thêm về cách phối phụ kiện thời trang sao cho bắt mắt và tinh tế.

Tăng Mỹ Linh đặc biệt yêu trẻ em. Linh thường dành thời gian rảnh rỗi để dạy các em nhỏ tiếp cận với nghệ thuật đính kết từ những bước cơ bản như vẽ và tô màu. Trong các dịp hè, cô thường hẹn một số bé có năng khiếu qua cửa hàng để các bé được trực tiếp thực hành tô màu trên các mẫu sản phẩm.

Thời gian rảnh rỗi, Linh thường dạy các em nhỏ tiếp cận với nghệ thuật đính kết từ những bước cơ bản

Mỗi ngày, dù bận rộn với rất nhiều công việc như lên ý tưởng, vẽ, thiết kế mẫu, đính kết sản phẩm…, nhưng Linh vẫn dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn các học viên. Với phương châm càng có nhiều học viên giỏi nghề, thương hiệu đính kết Tăng Mỹ Linh sẽ càng phát triển và mở rộng, Linh luôn coi các học viên như những chị em trong nhà, không ngần ngại truyền thụ kinh nghiệm và những thủ thuật cơ bản về nghệ thuật đính kết của mình cho họ.

Sản phẩm của Tăng Mỹ Linh đã được sử dụng cho các mẫu trình diễn thời trang

Tăng Mỹ Linh không chỉ tạo ra thương hiệu riêng cho bản thân mình, tạo công việc, tạo thu nhập cho nhiều người lao động mà còn tôn vinh, gìn giữ nét văn hóa dân gian của làng nghề Hà Nội.

Tăng Mỹ Linh đã thỏa sức thăng hoa các ý tưởng trẻ trung, sáng tạo với nghệ thuật đính kết thời trang.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ sĩ Trịnh Minh Hiền đã chọn cách kể về Hà Nội yêu dấu qua tiếng đàn violin - một chất liệu âm nhạc tinh tế và đầy cảm xúc.

Nghệ nhân Ngô Văn Xiêm đã dành trọn đời mình để gìn giữ và truyền lại nghệ thuật ướp trà sen - một tinh hoa văn hóa của người Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội hiện vẫn còn những người thợ, những nghệ nhân bám trụ lại với nghề cũ, giữ lại cho phố nghề Hà Nội cái hồn mà thời gian khó lòng xóa nhòa.

Với nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết ở làng Bá Dương Nội, những con diều không phải chỉ là một thứ đồ chơi mà còn là một nét văn hóa trang trọng, linh thiêng cần bảo tồn.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi (làng sơn mài Hạ Thái, Thường Tín, Hà Nội) đã đưa sơn mài truyền thống vào đời sống qua từng sản phẩm thủ công của mình.

Ca sĩ Trịnh Trí Anh - một giọng ca trẻ đầy nội lực đang kể câu chuyện Hà Nội theo cách riêng của thế hệ nghệ sĩ trẻ: trẻ trung, hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên sự sâu lắng, da diết vốn có.