Đào tạo nhân lực chất lượng cao để đột phá phát triển
Nông nghiệp luôn được Nhà nước coi trọng và ưu tiên phát triển, xem đây là nền tảng và trụ đỡ cho nền kinh tế. Học viện Nông nghiệp Việt Nam có trách nhiệm quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để hiện thực hoá nhiệm vụ này.
Các giảng viên của Học viện, sau khi quán triệt những định hướng lớn của Bộ Chính trị, đã xác định rõ những giải pháp đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ, đóng góp vào nền nông nghiệp hiện đại, sinh thái và bền vững.
GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc, Bí thư Đảng uỷ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho hay: “Nghị quyết 57 gợi mở cho trường nhiều định hướng mới thiết thực, theo đó tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác với doanh nghiệp trong và ngoài nước để sinh viên, học viên có kiến thức làm chủ nông nghiệp theo hướng hiện đại”.
Khoa Công nghệ hoá, Đại học Công nghiệp Hà Nội, là khoa đào tạo số lượng sinh viên lớn thứ hai toàn trường, chất lượng đào tạo không ngừng nâng cao. Chi bộ Khoa Công nghệ hoá có 37 đảng viên, trong đó có 10 đảng viên là sinh viên. Tại buổi sinh hoạt chuyên đề kỷ nguyên mới, các đảng viên đã tập trung thảo luận các giải pháp để ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
PGS.TS Phạm Thị Mai Hương, Bí thư Chi bộ Khoa Công nghệ hoá, chia sẻ: “Định hướng lớn về kỷ nguyên mới của Đảng và Tổng Bí thư và Nghị quyết 57 về đột phá khoa học công nghệ được các đảng viên hào hứng thảo luận, các ý kiến đi thẳng vào vấn đề trọng tâm về nhận thức, giải pháp thực hiện”.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Đảng của Đảng uỷ khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội năm 2025 là tập trung thực hiện các chỉ đạo lớn của Bộ Chính trị, các trường đại học, cao đẳng Hà Nội cần đi đầu trong công tác chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong việc dạy và học. Các đảng viên – giảng viên và cả đảng viên là sinh viên sẽ là lực lượng gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ mới này.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0