Đề xuất cắt internet đối với người dùng vi phạm trên mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến người dân về dự thảo nghị định thay thế Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Trong đó có đề xuất từ chối cung cấp hoặc tạm ngừng cung cấp internet đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng.

Trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, dự thảo nghị định thay thế có 11 điểm mới. Trong đó, bổ sung quy định các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với tổ chức, cá nhân có nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đối với các thông tin vi phạm pháp luật trên mạng, dự thảo nghị định quy định quy trình xử lý về việc ngăn chặn, gỡ bỏ nhanh và hiệu quả hơn. Cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm cảnh báo, đề xuất ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực, địa bàn quản lý.

Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện từ là đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp từ chối hoặc tạm ngừng dịch vụ với tổ chức hoặc cá nhân vi phạm. (Ảnh minh họa)

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là đầu mối chỉ đạo và giám sát tuân thủ đối với các doanh nghiệp viễn thông, internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trữ web (hosting), dịch vụ trung tâm dữ liệu (data center) và các doanh nghiệp khác thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) là đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, internet thực hiện từ chối cung cấp hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet, các dịch vụ khác đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng theo yêu cầu của Bộ này.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đưa ra 3 trách nhiệm để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trữ web (hosting), dịch vụ trung tâm dữ liệu (data center) và các doanh nghiệp khác thực hiện. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật chậm nhất không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).

"Từ chối cung cấp hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet, các dịch vụ khác đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử)", dự thảo nêu rõ.

Một nội dung khác là quy định về việc xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động

Đồng thời, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet kết nối, nhận lệnh điều phối, báo cáo kết quả qua hệ thống kỹ thuật và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).

Một nội dung khác cũng được đề xuất bổ sung vào dự thảo nghị định là quy định về việc xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kết quả xổ số kiến thiết miền Bắc thứ Bảy ngày 19/6/2025 sẽ được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên app Hanoi On.

Trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập, ngành y tế Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ với những thành tựu đáng tự hào.

Hàng nghìn lao động trẻ Việt Nam sẽ có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài với mức thu nhập có thể đạt tới 10.000 đô la Singapore/người/tháng.

Khu vực tư nhân của Việt Nam cần hành động nhằm thúc đẩy sự tham gia kinh tế của phụ trong chuyển đổi xanh.

Hội báo toàn quốc 2025 có chủ đề "Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", khai mạc vào sáng 19/6 tại Hà Nội.

Một cuộc chuyển đổi ngành hàng kinh doanh đang diễn ra âm thầm nhưng rõ rệt, buộc những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ ở chợ phải thay đổi để thích nghi.