Đối thoại thực chất, tháo gỡ khó khăn phát triển làng nghề
Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề được UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 5/7 sẽ mang lại những thông tin quan trọng, bổ sung vào đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố.
Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh làng nghề Thủ đô đã hoạt động nhiều năm, nhưng tìm nguyên liệu, quy hoạch khu sản xuất tập trung và đầu ra cho sản phẩm vẫn là nỗi trăn trở lớn.

Ông Bùi Tiến Anh, Cơ sở mây tre đan xã Ninh Sở, Thường Tín, cho biết: “Chúng tôi xuất đi nước ngoài toàn những khách quen, nhiều đối tác mới đến nhưng họ chưa làm được gì nhiều với chúng tôi”.
Những khó khăn này đã tìm được hướng giải quyết từ hội nghị đối thoại giữa chính quyền thành phố với đại diện các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh làng nghề.
Thành phố Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Doanh thu của các làng nghề ước đạt trên 24.000 tỷ đồng/năm. Đây là nguồn lực lớn để Hà Nội sớm hoàn thành và thông qua đề án tổng thể phát triển làng nghề.


Vạn Phúc là làng lụa nổi tiếng, kể câu chuyện của những người đang gìn giữ từng sợi tơ và nếp vải, như níu giữ ký ức của Hà Nội.
Nghệ nhân Hà Nội Nguyễn Khắc Tiến luôn đam mê với nghề, cần mẫn, cầm tay chỉ việc và trao truyền tinh hoa nghề mộc cho thế hệ trẻ trong làng, ngoài xã.
Nghề gò hàn tôn thiếc đã gắn bó với nhiều thế hệ ở làng Phú Thứ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và thường được cổ nhân gọi vui là làng nghề "gõ ra tiền".
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
Hơn 70 năm qua, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã luôn giữ vứng nghề truyền thống của quê hương mình, đó là nghề may cờ Tổ quốc. Với lòng yêu nghề và niềm tự hào dân tộc, người dân nơi đây đã “thổi hồn” mình vào từng sản phẩm để mỗi lá cờ tổ quốc luôn đẹp, rực rơ hơn.
0