Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch

Sau Lễ truy điệu, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội vào lúc 15h30. Đây cũng là nơi an nghỉ dành cho nhiều lãnh đạo cấp cao và những người có đóng góp to lớn cho đất nước.

Phần mộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt bên phải Đài Tổ quốc ghi công, sau phần mộ cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, hai nhà lãnh đạo của Đảng có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, dân tộc.

Nghĩa trang Mai Dịch - nơi an nghỉ dành cho nhiều lãnh đạo cấp cao và những người có đóng góp to lớn cho đất nước.
Phần mộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt bên phải Đài Tổ quốc ghi công.

Nghĩa trang Mai Dịch nằm trên đường Hồ Tùng Mậu thuộc phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội được xây dựng vào năm 1956 trên diện tích 59.000 m2.

Đây là nơi an nghỉ của 1.228 liệt sĩ và 394 nhân vật từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh, các tướng lĩnh xuất sắc, anh hùng lực lượng vũ trang.

Nghĩa trang Mai Dịch được xây dựng vào năm 1956 trên diện tích 59.000 m2.

Một số trường hợp đặc biệt như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hay Tổng Bí thư Đỗ Mười được an táng ở quê nhà theo ý nguyện.

Thẳng cổng chính vào là các phần mộ của các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Tố Hữu.

Linh xa chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đưa tang về đến Nghĩa trang Mai Dịch.

Theo sơ đồ của nghĩa trang, các khu mộ được sắp xếp ra thành từng khu vực khác nhau như khu vực mộ các tướng trong quân đội, công an, khu vực dành cho văn nghệ sĩ như Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Phạm Huy Thông. Từ năm 1993 - 1995, UBND thành phố Hà Nội đã đầu tư vào cải tạo và xây dựng mới toàn bộ cơ sở hạ tầng của nghĩa trang.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.