Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và những đổi mới hoạt động Quốc hội
Tại phiên họp sáng 23/7/2007, Chủ tịch Quốc hội khoá XI Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khoá XII. Trên cương vị là người đứng đầu Quốc hội, ông đã cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội khóa XII đổi mới quy trình lập pháp, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động giám sát nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh, bổ sung, phát huy tính tích cực, giảm thiểu những hệ lụy nảy sinh từ chính sách; chấn chỉnh kịp thời các sai sót, khuyết điểm, thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Đường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ: "Tôi có may mắn được làm trợ lý cho Chủ tịch Quốc hội khóa XII, đó là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Nguyên Chủ tịch Quốc hội đã cùng với Quốc hội thực hiện chức năng giám sát, những chủ đề giám sát trong thời kỳ này, tập trung vào những vấn đề rất sát sườn mà nhân dân mong muốn, chờ đợi".
"Đồng chí Nguyễn Phú Trọng yêu cầu nêu cao vai trò giám sát của từng vị ĐBQH để thấy rõ từng vị ĐBQH chính là nhân vật rất quan trọng làm nên sức mạnh, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đồng chí đặt vấn đề và đòi hỏi rất cao tính chủ động, sáng tạo đổi mới của từng vị ĐBQH." - Ông Lê Như Tiến - Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; ĐBQH Khóa XII, XIII nói.

Trong suốt thời gian trên cương vị người đứng đầu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng luôn nhắc nhở mọi người phải dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động của Quốc hội, phải có kiến thức và trình độ, sự am hiểu để có những ý kiến phản biện sắc sảo, phù hợp thực tiễn để chính sách, pháp luật không xa rời cuộc sống.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chia sẻ: "Với các đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư luôn nhắc nhở dù ở cương vị công tác nào cũng cần ý thức đầy đủ về quyền hạn và trách nhiệm của người đại biểu nhân dân; thường xuyên liên hệ với cử tri; lắng nghe, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri; chịu sự giám sát của cử tri. Phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về mọi mặt, gần gũi và lắng nghe ý kiến của cử tri, của nhân dân, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà cử tri và nhân dân tin tưởng, giao phó. Điều đó một lần nữa cho thấy sự cẩn trọng, khiêm tốn, cầu thị của một người cộng sản chân chính khi được giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng".

Với trí tuệ uyên bác, sự am hiểu sâu sắc về hoạt động của Quốc hội, lại gần gũi nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đóng góp to lớn trong việc cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.


Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.
Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
0