Việt Nam trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục với Philippines

Đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo để hội nhập quốc tế là những gì mà ngành giáo dục đang thực hiện. Chuyến công tác của Đoàn Ủy ban giáo dục của Quốc hội Philippines tại trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình diễn ra vừa qua là một hoạt động ý nghĩa cho việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong giáo dục.

Tại buổi giao lưu, một điệu nhảy sạp, mang nét đẹp của vùng Tây Bắc được các bạn học sinh mang đến để giới thiệu với đoàn. Và những bàn tay được nắm lấy, như tình hữu nghị được xây dựng nên từ những thế hệ trẻ, bởi giáo dục là sự kết nối.

Em Nguyễn Bảo Khuyên, Trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình, TP. Hà Nội chia sẻ: "Con rất muốn được giao tiếp, nói chuyện, hợp tác, để con thấy mình được vươn ra ngoài kia".

Trong những năm qua, ngành giáo dục đào tạo Hà Nội đã tạo ra nhiều dấu ấn đột phá về chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.

Buổi giao lưu, trao đổi diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa

Cô Bùi Bích Phượng, Trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình, TP. Hà Nội cho biết: "Nhà trường cũng mong muốn được học hỏi những kinh nghiệm từ các nước bạn để phát triển giáo dục. Tất cả các lớp học như STEM, âm nhạc, tin học, nhà trường đang rất mong hướng tới được học tập.

Chia sẻ, học hỏi và cùng nhau phát triển giáo dục là mục tiêu hướng tới của những buổi giao lưu như thế này

Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, TP. Hà Nội cho hay: "Giới thiệu với bạn bè thế giới về những nét văn hóa, kinh nghiệm, năng lực giáo viên, học sinh, ra với thế giới, đây là cơ hội để làm cho sự đổi mới, sáng tạo trong quản lý, trong dạy học. Đồng thời, lan tỏa tới các cán bộ quản lý, các thầy cô, các con học sinh, cũng giúp phụ huynh yên tâm hơn".

Chia sẻ, học hỏi và cùng nhau phát triển giáo dục là mục tiêu hướng tới của những buổi giao lưu như thế này. Các trường học đã giới thiệu tới bạn bè quốc tế những giờ học STEM, các bài học văn hóa, toán học… và cũng học tập từ các nước bạn những đổi mới trong cách dạy và học, để mục tiêu hướng tới, tạo ra những công dân toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.