WHO thông qua thỏa thuận toàn cầu về đại dịch tương lai
Thông báo được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai kỳ họp thường niên lần thứ 78 của cơ quan trên tại Geneva (Thụy Sĩ).
Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trong tương lai là kết quả của hơn 3 năm đàm phán giữa các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sau những bài học từ đại dịch COVID-19 khiến hàng triệu người trên thế giới thiệt mạng trong giai đoạn 2020-2022.
Đây là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý với mục tiêu giải quyết bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine, thuốc điều trị và trang thiết bị y tế, vốn là những vấn đề nổi cộm trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Thỏa thuận được nhiều nhà ngoại giao và chuyên gia đánh giá là một chiến thắng của hợp tác toàn cầu trong bối cảnh các tổ chức đa phương như WHO đang chịu ảnh hưởng tiêu cực vì bị Mỹ cắt giảm tài trợ.
Dự kiến, ngân sách cho năm 2026-2027 của WHO có thể sẽ giảm từ 5,3 tỷ USD xuống còn 4,267 tỷ USD. Vì thế, các hoạt động cũng sẽ được định hướng lại theo mức độ ưu tiên, củng cố chức năng cốt lõi và nâng cao hiệu quả tổ chức.


Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.
Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.
Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.
Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
0