Việt Nam - Ấn Độ giao lưu nhân dân, kết nối giáo dục
Các chia sẻ tại toạ đàm đã mang đến cái nhìn khái quát về giáo dục Ấn Độ, cơ hội hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Ấn Độ. Nổi bật là chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ năm 2020 và những trải nghiệm học tập tại Ấn Độ, cơ hội việc làm với sinh viên bộ môn Ấn Độ học.

Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2030. Một trong những cách thức để hiện thực hóa mục tiêu này là tiến hành cải cách giáo dục. Từ khi độc lập đến nay, Ấn Độ đã ba lần ban hành chính sách giáo dục quốc gia và hiện đang giữ vị trí hàng đầu về mạng lưới giáo dục đại học với hơn 1.000 trường đại học và hơn 42.000 trường cao đẳng.
Nhiều trường đứng ở vị trí top đầu thế giới với lợi thế là có chi phí phải chăng và khoảng cách địa lý cách Việt Nam chỉ hai giờ bay. Buổi toạ đàm đã mang tới cho sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nhiều thông tin hữu ích về giáo dục đào tạo của Ấn Độ và các bạn trẻ sẽ là hạt nhân thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác giáo dục, đào tạo giữa hai đất nước.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0