Việt Nam – Ấn Độ thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực mới

Trưa 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, giữa hai nước có 5 yếu tố nền tảng rất quan trọng để các doanh nghiệp hai nước tiếp tục hợp tác với sự tin cậy cao, thành công và hiệu quả.

Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị người đứng đầu Chính phủ và là chuyến thăm chính thức Ấn Độ đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam sau 10 năm.

Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Ấn Độ sau khi nước này bầu cử Hạ viện và có Chính phủ nhiệm kỳ mới.

Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị người đứng đầu Chính phủ.

Trong chuyến thăm, một mặt hai bên củng cố các lĩnh vực hợp tác truyền thống, đồng thời mở rộng ra những lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh. Chuyến thăm cũng góp phần củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt và quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ.

Trưa 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Liên đoàn các phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tổ chức.

Thời gian qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ đã tăng trưởng từ mức 200 triệu USD năm 2000 lên mức 14,4 tỷ USD vào năm 2023. Ấn Độ là một trong 8 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó, Việt Nam nằm trong Top 4 quốc gia ASEAN về thương mại với Ấn Độ.

Trưa 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: giữa hai nước có 5 yếu tố nền tảng rất quan trọng để các doanh nghiệp hai nước tiếp tục hợp tác với sự tin cậy cao, thành công và hiệu quả.

Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như: bán dẫn, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh (hydrogen), dược phẩm (đặc biệt là vaccine, thuốc điều trị các bệnh nan y), năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ.

Hai bên sẽ cùng thúc đẩy các biện pháp để hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong thời gian tới. Đồng thời, tiếp tục tăng cường hợp tác phát triển (ODA); hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn quốc tế và khu vực cùng quan tâm; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để sớm mở thêm đường bay thẳng giữa Việt Nam - Ấn Độ. Việt Nam luôn giữ vững ổn định chính trị - xã hội, các nhà đầu tư Ấn Độ có thể yên tâm đầu tư lâu dài, ổn định, an toàn tại Việt Nam.

Cũng tại Diễn đàn, Thủ tướng và các đại biểu đã dự lễ công bố đường bay Đà Nẵng (Việt Nam) - Ahmedabad (Bang Gunjarat, Ấn Độ) và chứng kiến lễ trao Biên bản ghi nhớ giữa doanh nghiệp hai nước.

Trong hai ngày thăm Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ  có các cuộc hội kiến lãnh đạo cấp cao Ấn Độ, tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn nhất của Ấn Độ và dự Lễ khánh thành trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.