Việt Nam chính thức có thêm 630 giáo sư, phó giáo sư

Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023 cho 630 nhà giáo. Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước Nguyễn Kim Sơn vừa ký quyết định số 80/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023.

Trong số đó có 58 giáo sư, 572 phó giáo sư, ngành kinh tế có số lượng ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư nhiều nhất, với 92 người, bao gồm 6 giáo sư và 86 phó giáo sư.

Hai tân phó giáo sư trẻ nhất năm 2023 đều sinh năm 1990 và cùng ngành kinh tế, gồm TS Nguyễn Thị Hồng Nhâm (chuyên ngành tài chính - ngân hàng), giảng viên Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM và TS Lê Thanh Hà (chuyên ngành Kinh tế học), giảng viên Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Ba tân giáo sư trẻ nhất cùng sinh năm 1984, gồm: Trần Xuân Bách, ngành Y học, Trường Đại học Y Hà Nội và hai giáo sư cùng ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là: Nguyễn Đại Hải, ngành Hóa học, công tác tại Viện Công nghệ Hóa học; Đoàn Thái Sơn, ngành Toán học, công tác tại Viện Toán học.

Đáng chú ý, bà Tạ Thị Hoài An, nghiên cứu viên cao cấp Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sinh năm 1972, trở thành nữ giáo sư Toán học thứ ba của Việt Nam trong gần 70 năm qua. Nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam là bà Hoàng Xuân Sính (được công nhận năm 1980) và người thứ hai là bà Lê Thị Thanh Nhàn (được công nhận năm 2015).

Sau khi ban hành quyết định này, Hội đồng Giáo sư nhà nước sẽ giao các cơ sở giáo dục đại học có ứng viên đạt chuẩn tổ chức công nhận và trao quyết định. Năm nay, 3 ngành, liên ngành không có ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư là ngôn ngữ học, sử học - khảo cổ học - dân tộc học và văn học. Tuy nhiên, sau đó có ba ứng viên phó giáo sư xin rút nên chỉ còn 648 ứng viên. Đến vòng xét cuối, có 18 ứng viên không đạt tiêu chuẩn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.