Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao

Chương trình Hợp tác Học thuật Quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Hoa Kỳ đã được công bố vào sáng 1/4, bởi phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cùng Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ.

Hơn 40 lãnh đạo cấp cao từ 21 trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ và đại diện của 15 trường đại học Việt Nam đã tham gia buổi trao đổi tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đây là một phần trong khuôn khổ chuyến thăm của phái đoàn giáo dục đại học, đại diện cho các cơ sở giáo dục công lập và tư thục danh tiếng của Hoa Kỳ tại 17 bang, nhằm tìm hiểu hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, thông qua các cuộc gặp gỡ các bên liên quan trong chính phủ và khu vực tư nhân.

Bà Mary Beth Polley - Tham tán văn hóa Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam chia sẻ: "Trọng tâm của chương trình này là tập trung vào các lĩnh vực STEM như AI, công nghệ sinh học, điện toán lượng tử. Trong bối cảnh Việt Nam mong muốn thúc đẩy phát triển lực lượng lao động cho nền kinh tế công nghệ cao, chúng tôi coi giáo dục là một phần thực sự quan trọng của chiến lược đó".

Hiện có hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ trong tổng số khoảng 1 triệu sinh viên quốc tế, đóng góp hơn 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Do đó, hợp tác giáo dục đại học giữa hai nước đã và đang mang lại những cơ hội kinh tế to lớn và cùng có lợi.

Tiến sĩ Allan E. Goodman - Chủ tịch danh dự Viện Giáo dục quốc tế (IIE) chia sẻ: "Việt Nam xếp thứ 6 trong số các quốc gia hàng đầu có sinh viên học tập ở Hoa Kỳ. Họ là những sinh viên rất chăm chỉ. Họ đến với nền tảng giáo dục rất vững chắc và để mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ tiếp tục phát triển, chúng tôi hy vọng có thể tiếp tục nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam hơn nữa".

Nguồn nhân lực chất lượng cao là lợi thế cạnh tranh quan trọng. Việc mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục là yếu tố then chốt để Việt Nam tăng cường nguồn lao động chất lượng cao và đóng góp cho sự hợp tác song phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.