Việt Nam không cấp phép cho siro ho, hỗn dịch nhiễm độc
Trước thông tin Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát hiện một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, qua tra cứu dữ liệu cấp giấy đăng ký lưu hành cho thấy chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc của công ty này tại Việt Nam.
Theo đó, WHO đã phát hiện một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc ở châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Các sản phẩm đều do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất, được phát hiện đầu tiên tại Maldives và Pakistan. Một số sản phẩm nhiễm độc cũng xuất hiện tại Belize, Fiji và Lào.
WHO cho biết, một số loại thuốc, siro có thành phần hoạt tính để điều trị tình trạng bệnh lý có chứa lượng ethylene glycol vượt quá mức cho phép. Hiện WHO chưa ghi nhận trường hợp nào bị tác dụng phụ do các loại thuốc này. Tuy nhiên, các nước cần tăng cường cảnh giác và kiểm tra sản phẩm do Pharmix Laboratories sản xuất trong giai đoạn từ tháng 12/2021-12/2022./.


Việc phân luồng, phân tuyến điều trị để tránh lây nhiễm chéo luôn được các bệnh viện chủ động thực hiện, nhất là khi số ca mắc bệnh lây nhiễm tiếp tục tăng cao.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần; kịp thời phát hiện các sai phạm và xử lý theo quy định.
Một bệnh nhân nữ 25 tuổi được phát hiện nhiễm cùng lúc 21 chủng virus HPV, trong đó có 14 chủng thuộc nhóm nguy cơ cao gây ung thư.
Dân quân thường trực, người cao tuổi và người lao động không hưởng lương hưu sẽ được Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí mua thẻ BHYT từ ngày 1/7 tới.
Hà Nội ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 mới trong tuần qua (6/6 - 13/6), theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các khu vực triển khai các giải pháp, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người bệnh BHYT trong thời tiết nắng nóng.
0