Việt Nam lọt bảng xếp hạng đại học có tính bền vững

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) - Anh Quốc vừa công bố bảng xếp hạng các đại học có tính bền vững (QS Sustainability 2023). Trong bảng xếp hạng này Việt Nam vinh dự có 3 đại diện.
Sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM trong ngày vui tốt nghiệp.

Theo đó, 3 đơn vị đại học của Việt Nam có tên gồm: Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Cả 3 đơn vị này đều thuộc Top 601+ các đại học bền vững toàn cầu năm 2023.

Được biết, đây là bảng xếp hạng mới do Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds (Vương quốc Anh) chủ động thực hiện với các tiêu chí được phân loại theo ba nhóm gồm: Trường học bền vững (Sustainable Institutions); Giáo dục bền vững (Sustainable Education) và Nghiên cứu bền vững (Sustainable Research).

Khi tính điểm, các đơn vị sẽ được xem xét theo hai lĩnh vực: tác động xã hội (Social Impact) và tác động môi trường (Environmental Impact).

Theo kết quả xếp hạng và các tiêu chí mà QS công bố, Đại học Quốc gia TPHCM có trên 85.500 sinh viên học tập, trong đó hơn 520 sinh viên quốc tế. Đại học Quốc gia Hà Nội có quy mô hơn 48.400 người học, trong đó có 272 sinh viên quốc tế đang theo học.

Cả 2 đại học quốc gia này đều được xếp ở vị trí 801-1.000 trong Bảng xếp hạng Đại học thế giới năm 2023 của QS.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xếp hạng 1.001-1.200 của bảng xếp hạng Đại học thế giới năm 2023 của QS. Trường có quy mô 27.800 người học với 278 sinh viên quốc tế.

Đáng chú ý, Đại học Quốc gia TPHCM được ghi nhận và xếp hạng thứ 365 ở tiêu chí cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp (Employment and Opportunities) thuộc lĩnh vực tác động xã hội. Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, Đại học Quốc gia TPHCM cũng được xếp hạng 501+ ở tiêu chí giáo dục bền vững (Sustainable Education) thuộc lĩnh vực tác động môi trường.

Trước đó, ngày 26/10, Times Higher Education (THE - tổ chức xếp hạng đại học uy tín, có trụ sở tại Anh) cũng đã công bố bảng xếp hạng năm 2022 của tổ chức này.

Kết quả xếp hạng theo nhóm ngành của THE vinh danh nhiều ngành học tại 6 trường đại học của Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam có 6 đại học được THE ghi nhận, đánh giá và xếp hạng thế giới ở các nhóm ngành (lĩnh vực) uy tín mà THE đang đánh giá (11 ngành). 6 đại học gồm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Huế, Trường Đại học Duy Tân, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Trong 11 ngành mà THE thực hiện đánh giá, xếp hạng, các đại học Việt Nam được xếp hạng tại 7 ngành và đều thuộc nhóm kỹ thuật, khoa học và công nghệ thông tin.

Hai ngành Khoa học máy tính, Lâm sàng và Sức khỏe lần lượt gọi tên Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Duy Tân với thứ hạng 176-200. Đây cũng là vị trí cao nhất mà các trường Việt Nam đạt được tại bảng xếp hạng nhóm ngành của THE.

Đáng chú ý, theo bảng xếp hạng của THE thì lần đầu tiên ngành Khoa học máy tính của Việt Nam được xếp hạng trong top 200 thế giới.

Bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực của THE dựa trên ba nguồn dữ liệu: kết quả khảo sát do THE thực hiện độc lập, số lượng công bố khoa học trên hệ thống Scopus (hệ thống dữ liệu uy tín trên thế giới, đăng tải tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) và dữ liệu do trường đại học cung cấp.

Kết quả xếp hạng được đánh giá dựa trên năm nhóm tiêu chí, gồm: Giảng dạy (Teaching), Nghiên cứu (Research), Trích dẫn (Citation), Thu nhập từ chuyển giao công nghệ (Industry income) và Triển vọng quốc tế (International outlook).

THE là một trong ba tổ chức xếp hạng đại học có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Anh, bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.