Việt Nam-Trung Quốc hợp tác trong lĩnh vực đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Trung Quốc có thế mạnh về phát triển đường sắt kết nối cả nước và đường sắt đô thị. Do đó, Việt Nam mong muốn trao đổi và tìm cơ hội hợp tác.

Nhân dịp dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh kết nối giao thông, trong đó có kết nối đường sắt nhằm phục vụ phát triển xanh, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Với thế mạnh của mình, các đối tác Trung Quốc có thể hỗ trợ Việt Nam thiết kế, thi công, chuyển giao công nghệ. Trong đó đặc biệt phát triển các dự án đường sắt từ Vân Nam qua Lào Cai đi Hải Phòng, tuyến Lạng Sơn đi Hà Nội, tuyến Đông Hưng đi Móng Cái về Hải Phòng. Các tuyến đường sắt này dài hơn 700km, đóng vai trò quan trọng, do đó Việt Nam mong sớm triển khai. Đồng thời, Việt Nam cũng mong muốn đẩy mạnh phát triển đường sắt đô thị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).

Ông Lâu Tề Lương cho biết CRSC là nhà cung cấp hệ thống điều khiển vận tải đường sắt lớn nhất thế giới, hoạt động tại hơn 20 quốc gia và khu vực. Tập đoàn mong có cơ hội hợp tác với Việt Nam vì có thế mạnh từ khâu thiết kế đến sản xuất hệ thống tín hiệu kiểm soát đường sắt, từ đó cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn, với giá cả cạnh tranh cho Việt Nam.

Đồng thời đơn vị có thể đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

Nhất trí với đề xuất của ông Lâu Tề Lương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn tiếp tục trao đổi cụ thể với các bộ, ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam để xúc tiến các dự án, góp phần hiện thực hoá thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.