Vua Anh Charles III tham gia 'giải cứu' Canada
Đối với Canada và cá nhân Thủ tướng Mark Carney, chuyến thăm Canada của Vua Anh Charles III có giá trị vô cùng thiết thực trong bối cảnh tình hình hiện tại ở Canada và trong mối quan hệ của Canada với Mỹ. Do vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump không làm ngơ và không hài lòng về sự kiện này. Lý do là ông Trump muốn sát nhập Canada vào Mỹ thành bang thứ 51 của Mỹ, thách thức sự tồn tại của Canada trong tư cách là một quốc gia độc lập.
Ông Trump vừa doạ ép Canada lại vừa ngọt nhạt "quyến rũ" nước láng giềng phương Bắc của Mỹ. Lúc đầu, ông Trump phớt lờ đề nghị của ông Carney cho Canada tham gia xây dựng và sử dụng mạng lưới hệ thống phòng thủ tên lửa có tên gọi "Vòm vàng" của Mỹ. Tuy nhiên, ngay sau chuyến đi Canada của Vua Anh Charles III, ông Trump đã đưa ra mời chào mới để lôi kéo Canada là nếu trở thành bang thứ 51 của Mỹ, Canada có thể tham gia miễn phí "Vòm vàng", được Mỹ bảo hộ an ninh trên thực tế.
Trong bối cảnh tình hình ấy, chuyến thăm Canada của Vua Anh Charles III có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị và pháp lý quốc tế đối với Canada. Canada không còn là thuộc địa của Anh và là quốc gia độc lập từ năm 1867 nhưng lại công nhận người đứng đầu nền quân chủ Anh làm người đứng đầu nhà nước Canada. Canada là thành viên quan trọng nhất và trung thành nhất đối với hoàng gia Anh trong Khối Thịnh vượng chung do Anh dẫn dắt. Vì vậy, sự tồn vong của Canada trong tư cách là quốc gia độc lập ảnh hưởng trực tiếp đến thể diện và uy danh của Hoàng gia Anh, đến ảnh hưởng và uy thế quốc tế của nước Anh.
Đối với Canada, sự hậu thuẫn chính trị cũng như pháp lý quốc tế, tinh thần và tình cảm có được từ chuyến thăm của Vua Anh Charles III rất đắc dụng trong việc ứng phó thách thức "tồn tại hay không tồn tại" từ phía ông Trump và cộng sự. Ông Carney đã rất khôn khéo và nhạy bén về chính trị và ngoại giao khi mời Vua Anh Charles III sang thăm Canada vào dịp quốc hội mới được bầu ở Canada họp phiên đầu tiên để vị quân vương này phát biểu khai mạc nhiệm kỳ quốc hội mới. Đây là lần thứ ba, người đứng đầu hoàng gia Anh phát biểu khai mạc nhiệm kỳ quốc hội ở Canada, trước đó là Nữ hoàng Elizabeth II hai lần vào năm 1957 và 1977.
Vị quân vương sẽ truyền tải tới thế giới bên ngoài và tới ông Trump những thông điệp mà ông Carney muốn truyền tải. Vua Anh Charles III không nêu hoặc nhắc đích danh ông Trump, không phê phán chính quyền mới ở Mỹ nhưng khẳng định rõ ràng Canada là quốc gia có chủ quyền và có quyền tự quyết. Hậu thuẫn Canada như vậy đồng nghĩa với việc tham gia giải cứu Canada thoát ra khỏi tình thế khó khăn và khó xử, đồng thời là hành động giải cứu chính nền quân chủ Anh quốc, hoàng gia Anh và Khối Thình vượng chung khỏi nguy cơ bị tổn hại thể diện, sa uy và mất thế, vai trò và ảnh hưởng trên thế giới trước những thách thức từ phía chính quyền mới ở Mỹ.


Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.
Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.
Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.
Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
0