Xây dựng CSDL đất đai để minh bạch thị trường

Trước tình trạng thị trường bất động sản Việt Nam tồn tại những bất cập về tính minh bạch, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia sẽ giúp thị trường minh bạch hóa về mặt thông tin.

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cũng là cơ sở để người dân dễ dàng tìm kiếm những thông tin liên quan đến từng thửa đất, giảm thủ tục hành chính, tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch.

Không còn cảnh chen chúc để xếp hàng lấy số, nhiều người dân tại Bình Dương đã rất phấn khởi vì được giải quyết thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, đặc biệt là đối với các giao dịch liên quan đến đất đai.

Chị Nguyễn Thị Hoa - thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương - chia sẻ: “Hồ sơ giấy tờ đất đai của mình được khai trực tiếp ở trên hệ thống. Khi mình nộp hồ sơ, không cần phải đem theo giấy tờ đất đai để chụp hình đính kèm khi nộp hồ sơ nữa”.

hệ thống dữ liệu đất đai quốc gia đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, nhưng thực tế cho thấy, việc đồng bộ cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương và được Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai mạnh mẽ, nhằm hướng đến xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu, tập trung, thống nhất.

Ông Nguyễn Khắc Thế - Phó Trưởng phòng điều hành, Phòng CN&DLTT đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn về mặt kỹ thuật, tạo điều kiện cho các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện. Hiện nay, nhận thức của các địa phương cũng đã nâng cao rất nhiều về tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Từ đó, các địa phương tập trung cho các nguồn lực tốt hơn để thúc đẩy hoàn thành nghĩa vụ này”.

Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay, cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai. 455 trên 705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính, với hơn 46 triệu thửa đất đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết thủ tục thành chính về đất đai cho người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó, toàn bộ 705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai từ kỳ kiểm kê 2019 và đưa vào vận hành thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Khi hệ thống dữ liệu đất đai quốc gia chính thức đi vào vận hành, người dân và doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin đất đai một cách dễ dàng, chính thống và chính xác nhất, hạn chế việc một nhóm lợi ích tung tin đồn gây nhiễu loạn thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính vừa có Thông tư về quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.

Khoảng trống về pháp lý liên quan đến các vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu là những nguyên nhân của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện tại các khu chung cư.

Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.

Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.