Xung đột Trung Đông buộc Mỹ thúc đẩy viện trợ cho Israel
Trước đó, gói viện trợ quân sự bổ sung cho Israel và Ukraine trị giá hơn 95 tỷ USD do Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất bị tạm hoãn khi không nhận được sự ủng hộ từ Hạ viện Mỹ, do Đảng Cộng hòa kiểm soát.

Trong gói viện trợ trên, 60 tỷ USD sẽ được phân phối cho Ukraine, còn Israel sẽ nhận được 14 tỷ USD. Tuy nhiên con số này có thể sẽ thay đổi sau khi Iran tấn công Israel vào tối 13/4. Theo người phát ngôn của quân đội Israel, Iran đã thực hiện vụ tấn công đêm 13/4 bằng 300 máy bay không người lái và tên lửa.
Vụ việc nhằm đáp trả vụ tấn công tòa nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran tại Syria cách đây hai tuần mà Iran cho rằng Israel đã thực hiện. Các vụ việc này đánh dấu sự leo thang nguy hiểm mới tại Trung Đông trong bối cảnh "chảo lửa" này đang nóng lên từng ngày. Mỹ, đồng minh thân thiết của Israel, đã trực tiếp hỗ trợ Israel phòng thủ trước đòn tập kích của Iran, đồng thời kêu gọi Tel Aviv đáp trả kiềm chế.


Truyền thông Mỹ tiết lộ Tổng thống Joe Biden đã thuyết phục Israel ngừng trả đũa quân sự nhắm vào Iran, bởi Israel đã đánh chặn 99% số UAV và tên lửa, cũng như vụ việc không gây thiệt hại nghiêm trọng.


Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 18/6 đã quyết định giữ nguyên lãi suất chuẩn ở 4,25 - 4,50%, mức đã được duy trì từ tháng 12/2024.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo cứng rắn đối với Đức liên quan đến việc quốc gia này cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/6 thông báo điều động thêm 2.000 binh sĩ đến khu vực Los Angeles, trong bối cảnh các cuộc biểu tình tại đây ngày càng căng thẳng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh Moscow không coi bất kỳ hoạt động tái vũ trang nào của NATO là mối đe dọa đối với Nga.
0