Bắt buộc xếp hạng nhà chung cư để tạo sự minh bạch
Chung cư Artemis nằm trên đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Hà Nội, được nhắc đến là một chung cư cao cấp. Thế nhưng những lùm xùm về chậm trễ thành lập ban quản trị, thay đổi phí dịch vụ trông giữ xe vào cuối năm ngoái khiến nhiều người nghi ngờ liệu rằng người dân có hưởng lợi đúng với từ “cao cấp” hay không?
Hay như dự án D’Capitale trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy của chủ đầu tư Tân Hoàng Minh. Quảng cáo là dự án hạng A, nhưng dự án này lại bị phạt vì xây dựng sai phép, hành lang chỉ rộng hơn 1,4 m (trong khi tiêu chuẩn chung cư hạng A tối thiểu rộng 1,8 m).

Theo quy định tại Điều 98 Luật Nhà ở năm 2014, nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau để xác định giá trị khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường.
Thông tư 31 của Bộ xây dựng đã hướng dẫn việc này. Nhưng thực tế, trên cả nước, số lượng nhà chung cư được phân hạng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Riêng tại Hà Nội, mới có một chung cư được phân hạng.
Loạn danh xưng cao cấp khiến cho giá bán chung cư cũng vì thế mà loạn theo. Dễ thấy nhất là những từ đính kèm theo lời quảng cáo như “Độc bản Dấu Ấn Hoàng Gia”, “căn hộ cao cấp hạng sang”, “luxury”, “giới thượng lưu”…khiến người dân như lạc vào ma trận khi tìm hiểu.

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023, việc phân hạng chung cư chỉ được thực hiện khi dự án đã thực hiện xong.
Tuy nhiên Luật Kinh doanh BĐS 2023 lại quy định chủ đầu tư được phép bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi đủ điều kiện.
Các chuyên gia cho rằng, cần phải quy định doanh nghiệp đăng ký xếp hạng chung cư ngay từ đầu khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Nếu không xếp hạng thì tình trạng tự phong hạng để nâng giá bán sẽ còn tiếp diễn, gây nhầm lẫn, thiệt hại cho người mua và ảnh hưởng đến các chủ đầu tư chân chính.
Thực tế, chủ đầu tư xây dựng dự án thế nào, chất lượng ra sao, khách hàng tiếp cận thông tin chủ yếu thông qua tin tức, hình ảnh từ các đơn vị môi giới.
Do đó, việc xếp hạng chung cư, đánh giá chất lượng dự án theo quy chuẩn là rất cần thiết và cần phải bắt buộc công khai trước khi mở bán để người dân nắm được thông tin. Việc đánh giá cũng nên chọn đơn vị độc lập thực hiện để đảm bảo tính khách quan.


Dự án nhà ở tái định cư N01(quận Cầu Giấy) đang được thi công trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu tái định cư của người dân.
Đảng bộ Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) đặt nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2025-2030.
Nguồn cung căn hộ sơ cấp ở tại Hà Nội có thể vượt 8.000 căn trong quý II, gấp đôi 3 tháng đầu năm nay.
Thị trường bất động sản Hà Nội trong quý II/2025 đang chứng kiến sự sôi động trở lại với hàng loạt dự án căn hộ mới được mở bán và chuẩn bị ra mắt.
Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh (Long Biên) vừa công bố mức giá bán trung bình tạm tính là 26-27 triệu đồng/m2.
Giá căn hộ thuộc một số dự án NƠXH ở Hà Nội tăng chạm mức 60 triệu đồng/ m2 so với giá ban đầu, do NƠXH được phép chuyển nhượng sau 5 năm.
0