Chưa bỏ cơ chế 'room' tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo gửi Quốc hội, trong đó có nội dung: chưa bỏ cơ chế "room" tín dụng hàng năm do lo ngại sẽ tạo nguy cơ nợ xấu, đe dọa an toàn hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, không ít chuyên gia đánh giá một trong những điểm yếu của chính sách tiền tệ từ năm 2011 đến nay là chính là room tín dụng – hay còn gọi là hạn mức về chỉ tiêu tăng trưởng vốn.

Đề nghị bỏ cơ chế 'room' tín dụng
Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã giao toàn bộ hạn mức tín dụng 15% (tương đương 2 triệu tỷ đồng) ngay từ đầu năm cho các ngân hàng thương mại thay vì cấp theo từng đợt như trước. Điều này giúp các ngân hàng chủ động xây dựng kế hoạch phân bổ vốn cho khách hàng.
Thực tế nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động theo dự án, cho rằng việc cấp room một lần như vậy vô tình tạo ra rào cản do nhu cầu vốn của họ diễn ra liên tục.

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh chia sẻ: "2.000 tỷ đồng room tín dụng cũng không còn nữa thì đề xuất thứ nhất của tôi là nới room tín dụng đối với các ngân hàng thương mại cũng như Ngân hàng Nhà nước có quan tâm được nới room nữa để làm sao có chúng tôi có vốn liên tục để đảm bảo nguồn vốn lưu thông cũng như kế hoạch đã đề ra với các công trình đáp ứng nhu cầu người dân."
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc áp dụng hạn mức tín dụng cứng nhắc như hiện nay không còn phù hợp. Nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Khi kinh tế khởi sắc, nhu cầu vay vốn cao; ngược lại khi kinh tế khó khăn, dù lãi suất giảm, doanh nghiệp cũng không muốn vay.

Ông Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho rằng: "Liệu rằng vấn đề giao chỉ tiêu còn phù hợp nữa hay không thì câu trả lời của tôi là không.
Cho đến bây giờ việc giao chỉ tiêu cho các ngân hàng vẫn nhắm vào mục tiêu kiềm chế lạm phát bởi khi cho vay, các ngân hàng sẽ đổ một lượng tiền lớn vào trong lưu thông để cho vay và khi lượng tiền đó quá nhiều dễ tạo ra lạm phát, quá ít thì tạo nên giảm phát và có lẽ đó là mục tiêu chính của Ngân hàng Nhà nước khi giao chỉ tiêu là để kiểm soát lạm phát.

Thế nhưng chúng ta đang kiểm soát lạm phát ở mức tốt thì có lẽ những công cụ chúng ta dùng để kiểm soát lạm phát trước đây bao gồm cả room tín dụng có lẽ không cần thiết nữa và trong tương lai nên để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng theo khả năng và theo lượng khách hàng của họ."
Đồng quan điểm, ông Vũ Đình Ánh, Chuyên gia Kinh tế nhận định: "Tôi cho rằng bỏ hạn mức tín dụng là cần thiết, tuy nhiên cũng cần có các điều kiện trong đó quan trọng nhất là cần có biện pháp kiểm tra kiểm soát cái chất lượng tín dụng gắn với tốc độ tăng quy mô tín dụng, chỉ có như vậy chúng ta mới bỏ được hạn mức tín dụng."
Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu cũng cho rằng việc áp đặt room tín dụng có thể phát sinh tiêu cực và đề nghị bỏ hẳn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Theo đó, lãi suất điều hành sẽ là công cụ chính giúp Ngân hàng Nhà nước điều tiết hoạt động tài chính, thúc đẩy nền kinh tế hoặc hỗ trợ hoạt động sản xuất một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.


Đầu tư cho đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là sự đầu tư hiệu quả cho tương lai của ngành công nghiệp mới, gắn với đào tạo nhân lực, chuyển giao, thiết kế và phát triển công nghệ.
Ông Phan Đình Tuệ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bamboo Airways đã có đơn xin từ nhiệm.
Nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn gồm NovaGroup và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh (con gái ông Nhơn) đã bán tổng cộng hơn 11 triệu cổ phiếu NVL.
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (mã LTG) dự trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 kế hoạch kinh doanh với khoản lỗ trước thuế, lãi vay và khấu hao dự kiến lên đến 524 tỷ đồng – mức thấp kỷ lục trong hơn một thập kỷ.
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư, xây dựng và phát triển công nghiệp đường sắt.
VNM ETF dự kiến mua vào khoảng 7,5 triệu cổ phiếu BAF, tương ứng tỷ trọng 0,93% danh mục.
0