Nguyên tắc '5 không' phòng tránh lừa đảo

Người dân phải tự bảo vệ chính mình bằng nguyên tắc "5 không" để không trở thành "con mồi" của những chiêu trò lừa đảo, tiền mất tật mang.

Nguyên tắc "5 không" để phòng chống lừa đảo bao gồm: không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không quen biết; không kết bạn và nói chuyện với người lạ muốn mời mình tham gia nhóm riêng; không truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website, ứng dụng hoặc mở tệp đính kèm từ người gửi không xác định; không chuyển khoản cho các đối tượng lạ; không tham lam những tài sản, món quà có thể nhận được một cách dễ dàng mà không tốn sức lao động.

Trước đây, các đối tượng lừa đảo thường nhắm vào người lớn tuổi, trẻ em, người thiếu hiểu biết về công nghệ để lừa đảo. Thực tế cho thấy, ngay cả những người trẻ tuổi, có học vấn và hiểu biết cao về công nghệ vẫn có thể bị “sập bẫy” và mất số tiền lớn, bởi bản chất của mọi thủ đoạn lừa đảo là đánh vào tâm lý chung của con người, như chủ quan, lo sợ, tò mò hoặc tham lam. 

Ông Vũ Ngọc Sơn, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia, cho biết: "Về mặt tâm lý học, có thể nói các đối tượng tội phạm nghiên cứu rất kỹ tâm lý của nạn nhân. Chúng đưa ra những kịch bản rất tinh vi. Khi người dân mắc phải những kịch bản này, giống như bị dẫn dắt qua từng bước và rất khó đề phòng".

Mặt khác, nếu như trước đây, các đối tượng lừa đảo chỉ gọi điện hoặc nhắn tin, giờ đây chúng còn tạo cả website giả, ứng dụng giả, thậm chí giả mạo danh tính người thân, người nổi tiếng bằng công nghệ deepfake tinh vi. Trong khi kiến thức về phòng, chống lừa đảo của người dân còn hạn hẹp, chưa được tiếp cận đầy đủ thì ma trận lừa đảo của các đối tượng xấu lại liên tục thay đổi, biến hóa khôn lường. Thứ hai, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, cách tiếp cận người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Trung tá Nguyễn Minh Hoàn, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội, cho biết thêm về nguyên nhân: "Thứ nhất, việc tiếp cận một số thông tin trên truyền thông ở một số người dân còn hạn chế. Thứ hai, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, cách tiếp cận người dân để thực hiện hành vi lừa đảo. Thứ ba, các đối tượng đánh vào tâm lý thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo".

Các hình thức lừa đảo sẽ rất khó để bị triệt tiêu hoàn toàn. Tuy nhiên chúng ta có thể tự bảo vệ mình trước mọi mánh khóe của đối tượng xấu. Nguyên tắc hàng đầu khi bị đối tượng lạ tiếp cận là không tin vào những lời nói, yêu cầu, đề nghị của đối tượng; chủ động xác minh thông tin từ người thân của mình. Đồng thời, không để bị “áp đảo tâm lý” bởi những danh xưng như: công an, chuyên viên ngân hàng, viện kiểm sát….

Trung tá Bùi Văn Tứ, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội, cho biết: "Các cơ quan chức năng không làm việc qua điện thoại hoặc các trang mạng xã hội. Do vậy, khi được gọi điện hoặc nhắn tin, người dân phải đề cao cảnh giác, liên hệ ngay với cơ quan chức năng gần nhất mà mình nắm rõ để được tư vấn và giúp đỡ".

Nâng cao cảnh giác và cập nhật thông tin là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình. Bởi vì chỉ cần một khoảnh khắc mất cảnh giác, ai cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của những bẫy lừa đảo tưởng chừng đã cũ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.

Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.

Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.

Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.

Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.