Có nên xây giá trần để kiểm soát thị trường BĐS

Giá bất động sản thời gian gần đây liên tục tăng "phi mã" khiến giấc mơ an cư của nhiều người ngày càng xa vời, vậy có nên áp dụng giá trần để kiểm soát tình trạng này?

Theo các chuyên gia, áp dụng giá trần cho bất động sản tuy không mới nhưng luôn gây tranh cãi. Ưu điểm là kiểm soát sốt giá, tăng minh bạch giao dịch và hạn chế "làm giá", tương tự như tác dụng trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, việc áp dụng giá trần bất động sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi mức giá trần được quy định cứng nhắc, nhiều giao dịch sẽ diễn ra ngoài hợp đồng chính thức để né tránh quy định. Điều này không chỉ gây rủi ro pháp lý mà còn làm mất tính minh bạch của thị trường.

Bên cạnh đó, giá trần sẽ không thể phản ánh hết sự đa dạng và đặc thù của các dự án. Chính vì vậy, thay vì cố định giá bán, thị trường cần các giải pháp căn cơ hơn để giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao như: tăng nguồn cung nhà ở bình dân và nhà ở xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính vừa có Thông tư về quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.

Khoảng trống về pháp lý liên quan đến các vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu là những nguyên nhân của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện tại các khu chung cư.

Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.

Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.