Luật Đường sắt (sửa đổi) cần định hướng 50-100 năm
Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
Theo báo cáo tại cuộc họp, dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 8 Chương, 74 Điều, đã giảm 2 chương và 11 điều so với Luật Đường sắt 2017.
Qua thảo luận, lãnh đạo một số bộ, ngành cho rằng, dự thảo Luật cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh, rà soát, tránh chồng chéo với các luật liên quan khi xử lý khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đường sắt. Bên cạnh đó, dự thảo Luật chỉ quy định nguyên tắc và sẽ chi tiết hóa trong các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư, cũng như bảo đảm tính đồng bộ giữa quy hoạch đường sắt với quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, dự thảo Luật phải xác định những nội dung cốt lõi, có tính khái quát, tầm nhìn, định hướng 50-100 năm, dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", không đưa vào luật những nội dung quá cụ thể, mang tính kỹ thuật. Qua đó, công tác quản lý đường sắt phải thay đổi toàn diện, tiên tiến và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đường sắt ở hiện tại và tương lai.
Quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật cần tiếp cận, tham khảo kinh nghiệm về phương thức đầu tư, công nghệ, quản lý từ các quốc gia đã phát triển đường sắt hàng trăm năm hoặc hình thành mạng lưới đường sắt tốc độ cao chỉ trong vài chục năm.
Đồng thời, Dự thảo Luật cần bao quát, đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn của hệ thống đường sắt cũng như các chủ trương, cơ chế, chính sách về đường sắt đang được xây dựng, triển khai nhằm phục vụ hiệu quả và an toàn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Cùng với đó, Luật sửa đổi cũng phải xác định rõ phạm vi, nội hàm, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng từ khâu lập chiến lược, quy hoạch đến xây dựng, vận hành, quản lý hạ tầng, phương tiện, duy tu, bảo dưỡng… phân định với những vướng mắc chung liên quan đến thu hút đầu tư, cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến vốn, đất đai đã được quy định, điều chỉnh trong các luật, văn bản pháp luật chuyên ngành.
Bên cạnh đó, cần làm rõ lĩnh vực nào quản lý thống nhất trên phạm vi quốc gia, vấn đề nào phân cấp cho địa phương; cũng như bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể của hệ thống đường sắt quốc gia kết nối với quốc tế, kết nối giữa các địa phương với phương thức vận tải khác và "chỉ rõ vai trò" của Chính phủ, bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp.
-
Giải pháp tăng hiệu quả, tránh chồng chéo sau sáp nhập
-
Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam quản lý an toàn đường sắt
-
Phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
-
Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
-
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung luật BHYT


Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.
Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.
Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
0