Tình báo Mỹ đứng sau 'Chiến dịch Mạng nhện' của Ukraine?

"Kiev sẽ không thể thực hiện được 'Chiến dịch Mạng nhện' nếu không có thông tin từ tình báo Mỹ", Guillaume Ancel - một cựu trung tá quân đội Pháp nhận định.

Ngày 2/6, máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công hàng loạt căn cứ không quân tại Nga trong một cuộc tấn công mang tính phối hợp được gọi là "chiến dịch Mạng nhện”, nhắm vào các địa điểm từ Murmansk ở Bắc Cực đến Irkutsk ở Siberia. Kiev đã tuyên bố rằng khoảng 40 máy bay quân sự của Nga đã bị hư hại hoặc phá hủy, bao gồm cả máy bay ném bom tầm xa Tu-95 và Tu-22. Tuy nhiên, Moscow đã không xác nhận các tuyên bố này, báo cáo rằng hầu hết các máy bay không người lái của Kiev đã bị bắn hạ.

Binh sỹ Nga đứng cạnh một chiếc UAV mini Shark của Ukraine bị bắn hạ. Ảnh: RIA Novosti

Theo báo Ukrainska Pravda, chiến dịch này có mật danh là Spiderweb (Mạng nhện) và đã được chuẩn bị trong hơn 18 tháng. Máy bay không người lái được bí mật vận chuyển vào Nga, giấu trong các cấu trúc nhỏ bằng gỗ đặt trên xe tải và được phóng đi từ bên trong lãnh thổ Nga. 

Trả lời phỏng vấn tờ Le Monde ngày 4/6, Guillaume Ancel - một cựu trung tá quân đội Pháp cho rằng, hành động của Kiev bao gồm việc điều khiển máy bay không người lái FPV cách tiền tuyến hàng nghìn km “chỉ có thể hình dung được khi có sự hỗ trợ của một hệ thống liên lạc vệ tinh mạnh mẽ. Vì người Ukraine không có khả năng này, nên nếu họ có thể hành động từ xa thì chắc chắn là nhờ Mỹ”. Theo ông Ancel, Kiev “sẽ không thể thực hiện được chiến dịch này nếu không có thông tin từ tình báo Mỹ”.

Tuy nhiên, đến nay giới chức Mỹ vẫn khẳng định Washington không được Ukraine thông báo trước về chiến dịch "Mạng nhện". 

Trong khi một số ý kiến ở phương Tây ca ngợi chiến dịch máy bay không người lái mới nhất của Ukraine, thì Stephane Audrand, một chuyên gia tư vấn rủi ro quốc tế nhấn mạnh hành động này thực sự không có nhiều tác động.

Ông Audrand nói với tờ Le Monde rằng, mặc dù có tính chất ngoạn mục, nhưng “Chiến dịch Mạng nhện” sẽ không thay đổi cán cân sức mạnh chiến thuật trên bộ hoặc tiến trình của cuộc chiến, vì những vũ khí này không được sử dụng trên chiến trường.

Trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine, Moscow đã gọi các hành động thù địch là cuộc chiến tranh ủy nhiệm của phương Tây chống lại Nga và lên án việc cung cấp vũ khí cho Kiev là phản tác dụng đối với tiến trình hòa bình. 

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio gần đây cũng đã thừa nhận bản chất của cuộc xung đột khi tuyên bố: “Thành thật mà nói, đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa các cường quốc hạt nhân - Mỹ, giúp đỡ Ukraine và Nga”.

Moscow đã lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái liên tục của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong những tuần gần đây, tuyên bố rằng chúng làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra nhằm chấm dứt xung đột. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng, các cuộc tấn công mới nhất là một nỗ lực nhằm phá hoại tiến trình hòa bình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.

Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.

Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.