Học đường không khói thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là sản phẩm công nghệ cao thời gian qua đã len lỏi vào môi trường học đường. Với thiết kế nhỏ gọn, hương vị đa dạng và sự quảng bá hấp dẫn trên mạng xã hội, thuốc lá điện tử trở thành nguy cơ lớn đối với sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt đối với học sinh trung học.
Từ 1/1/2025, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này chính thức bị cấm ở nước ta. Nhiều trường học đã thực hiện các giải pháp tuyên truyền, giáo dục để học sinh từ bỏ, tránh xa sản phẩm độc hại này.
Tại giờ học về tác hại của thuốc lá điện tử ở Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn, thay vì chỉ phổ biến kiến thức, giáo viên đã khuyến khích và hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ nhiều nguồn tin chính thống cả trong nước và quốc tế về tác hại của thuốc lá điện tử.
Học sinh Phạm Nam Hiếu - Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn, chia sẻ: "Đối với người sử dụng thì nó sẽ gây mất tập trung, suy giảm trí nhớ, tiếp theo là ảnh hưởng đến vấn đề tim, phổi, thậm chí cả mạch máu, tệ nhất là dẫn tới ung thư".
Ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, từ 1/1/2025, nhiều trường học đã tích cực triển khai các chương trình tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh và giáo viên. Những buổi ngoại khóa, ký cam kết hay các tiết học giáo dục sức khỏe không chỉ trang bị kiến thức mà còn giúp các em tự bảo vệ mình trước cám dỗ nguy hiểm.
Cô giáo Lê Thanh, Trường THCS Nguyễn Công Trứ, cho hay: "Tất cả mọi tuyên truyền thì phải thiết thực, phải phù hợp đối với các con. Bằng những hình ảnh, tư liệu mà các con có được thì đó là những tiết học hiệu quả nhất mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các con".
Những cách làm sáng tạo này đang dần tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, góp phần xây dựng một môi trường học đường lành mạnh, không khói thuốc. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của học sinh mà còn góp phần hình thành ý thức trách nhiệm trong cộng đồng.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0