'Một thời hoa lửa' kể lại những câu chuyện thời chiến

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Công ty Cổ phần Sáng tạo và Giáo dục Edudu tổ chức chương trình trải nghiệm giáo dục lịch sử "Một thời hoa lửa", hướng tới việc giáo dục truyền thống, khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong lòng thế hệ trẻ.

Với thời lượng 60 phút, chương trình kể câu chuyện về những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. Họ là những người phụ nữ bình dị có chồng và con tham gia chiến đấu, những nữ du kích, thanh niên xung phong, lái xe Trường sơn, nữ bác sĩ anh dũng nơi chiến trường.

Chương trình dẫn dắt người xem qua các hoạt cảnh và màn diễn: Đất nước lời ru; Chị Võ Thị Sáu; Mẹ và con; Cô gái mở đường; Lời tâm sự; Ngã ba Đồng Lộc; Bác sĩ Đặng Thùy Trâm; đưa người xem ngược dòng thời gian, sống lại những giây phút của lịch sử như một sự biết ơn và trân trọng những người phụ nữ góp phần làm nên hòa bình, độc lập của dân tộc.

Chị Đào Thị Phương Thảo, đóng vai nhân vật bác sĩ Đặng Thùy Trâm, chia sẻ: "Có rất nhiều cái hay khi tìm hiểu về bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Đó là một cô gái kiên cường, mạnh mẽ, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, khiến tôi vỡ ra được nhiều bài học".

Chị Nguyễn Hương Thủy, nhân vật bà mẹ Việt Nam anh hùng, chia sẻ: "Tôi cảm thấy đây là một vai khá nặng. Tuy nhiên sau đó tôi có tìm hiểu, đọc sách, cũng như trong quá trình nghiên cứu và dưới sự dìu dắt của đạo diễn Ninh Quang Trường, tôi cảm thấy mình vào vai này bằng trọng trách của một người phụ nữ, bằng niềm tự hào khi ở một đất nước có rất nhiều gương sáng bà mẹ Việt Nam anh hùng".

Cùng với hệ thống trưng bày cố định, chương trình sẽ là sự kết nối và bổ sung vào hoạt động tương tác, tăng cường giáo dục trải nghiệm, hứa hẹn trở thành hoạt động ngoại khóa ý nghĩa dành cho các em học sinh trong năm 2025.

Đạo diễn chương trình "Một thời hoa lửa" Ninh Quang Trường, chia sẻ: "Đối với câu chuyện lịch sử, đã có rất nhiều câu chuyện trở nên quen thuộc với các em học sinh. Chúng tôi mong muốn thông qua hình thức biểu diễn mới để có thêm những câu chuyện mới, các em có thêm những thông tin mới để yêu lịch sử đất nước và tự hào về quê hương mình".

Đây cũng là hoạt động tiếp nối của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trong thực hiện sứ mệnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử của phụ nữ Việt Nam tới công chúng, đặc biệt là các em học sinh để khơi dậy tình yêu lịch sử và nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.