Chuyển biến rõ nét của chất lượng giáo dục

Ngày 9/1, Thành uỷ TP.HCM Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành TW Đảng khoá 11 về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì Hội nghị.

Sau 10 năm triển khai thực hiện những định hướng đổi mới của giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 đã tạo điều kiện cho giáo dục của TP.HCM phát huy thế mạnh, đặc biệt là sự đổi mới, sáng tạo, tích cực, năng động, dám nghĩ dám làm và sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Thành phố đã dành kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, hoàn chỉnh mạng lưới trường lớp, tăng cường trang thiết bị hỗ trợ dạy - học tiên tiến, hiện đại. 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường.

Chuyển biến rõ nét của chất lượng giáo dục

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định trách nhiệm của TP.HCM trong giai đoạn hiện nay không chỉ đối với 10 triệu dân của thành phố mà còn có trách nhiệm đối với nhiều vùng miền và cả nước. Những năm vừa qua, TP.HCM đã nỗ lực tạo ra nhiều nội dung phối hợp hành động mang tính chia sẻ rất cao. Do vậy, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đề nghị các sở, ngành, đơn vị cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa  nâng cao chất lượng, hiệu quả lĩnh vực này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.